Trường THCS&THPT Hòa Bình - Vĩnh Long

http://thpthoabinhvl.edu.vn


239 hướng dẫn tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp

Dạy học trực tiếp

Dạy học trực tiếp

Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn việc tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
Tải công văn

Lưu hành nội bộ
Phát huy tính chủ động của các cơ sở giáo dục để khôi phục lại hoạt động giáo dục trực tiếp, đưa hoạt động học tập dần trở lại tình trạng bình thường mới để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất từ tỉnh đến cơ sở trong việc dạy học và phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Đảm bảo an toàn, phù hợp với tình hình dịch bệnh COVID-19 khi tổ chức hoạt động giáo dục trực tiếp trên cơ sở thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh; chú trọng việc bảo vệ tối đa sức khỏe của học sinh, viên chức và người lao động trong Ngành.
Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục trong phòng, chống dịch; phát huy vai trò gia đình, nhà trường và xã hội trong việc đảm bảo an toàn phòng chống dịch cho học sinh; các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 phải được thực hiện dứt khoát, kịp thời, quyết liệt đúng quy định; đảm bảo hài hòa giữa công tác phòng chống dịch với các giải pháp phát triển giáo dục và đào tạo.
  1. Giai đoạn chuẩn bị: Từ ngày 28/01/2022 đến 07/02/2022
  • Tổ chức các hoạt động cụ thể như sau:
Stt Nôi dung thưc hiên Thời gian
1 Tổ chức họp với phụ huynh: Triên khai nội dung hướng dẫn đê thực hiện phối hợp chăm sóc, tổ chức cho học sinh học trực tiếp tại trường và các nội dung khác có liên quan. Trước ngày 06/02/2022
2 Tập huấn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; triên khai phương án phòng chống dịch trong tình hình mới và các nội dung khác có liên quan.
3 Tổ chức sinh hoạt, hướng dẫn học sinh công tác đảm bảo an toàn khi trở lại trường học trực tiếp. Trước ngày 07/02/2022
4 Tổ chức diễn tập Phương án: Đón học sinh, tổ chức dạy học và xử lý trường hợp nghi nhiễm COVID-19 tại trường học.
5
  • Thủ trưởng các cơ sở giáo dục tổ chức rà soát, đánh giá các mặt công tác đê chủ động đón học sinh trở lại trường học trực tiếp.
  • Điện thoại báo cáo trực tiếp qua số điện thoại Văn phòng Sở GDĐT: 02703.822341 và qua email: vanphong@vinhlong.edu.vn
Trước một ngày theo lịch học sinh trở lại học tập trực tiếp (từ 7h30- 11h)
 
 
  • Hình thức tổ chức các nội dung trên: Trực tuyến hoặc hình thức khác phù hợp, đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh.
2. Giai đoạn tổ chức dạy học trực tiếp
Thời gian Cấp đô dịch của tỉnh Đối tượng đi học trực tiếp Đối tượng học trực tuyến hoặc hình thức khác
Từ ngày 07/02/2022   Lớp: 9, 12 Các khối lớp còn lại
Từ ngày 14/02/2022 Cấp độ 2 Lớp: 5, 6, 9, 10, 11, 12 Các khối lớp còn lại
Cấp độ 3 Lớp: 9, 12 Các khối lớp còn lại
Từ ngày 21/02/2022 Cấp độ 2 Lớp: 2, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Các khối lớp còn lại
Cấp độ 3 Lớp: 5, 6, 9, 10, 11, 12 Các khối lớp còn lại
Từ ngày 28/02/2022 Cấp độ 2 Tất cả học sinh phổ thông và trẻ mẫu giáo Trẻ em nhà trẻ
Cấp độ 3 Lớp: 5, 6, 9, 10,11,12 Các khối lớp còn lại
 
 
 Lưu ý:
+ Trên cơ sở cấp độ dịch của tỉnh và tình hình thực tế, Sở GDĐT sẽ thông báo cụ thể khi có thay đổi về đối tượng và thời gian học tập trực tiếp. Lịch dạy học trực tiếp của các trung tâm ngoại ngữ - tin học, trung tâm dạy thêm học thêm thông báo sau.
+ Trong ngày đầu tiên học sinh đến trường, các cơ sở giáo dục giảm hoạt động học tập, tập trung tổ chức kiểm tra tình trạng sức khỏe, khai báo y tế; tiếp tục tập huấn hướng dẫn cho học sinh các biện pháp tự phòng ngừa và triển khai về giờ học, kế hoạch học tập, kế hoạch phòng, chống dịch bệnh của nhà trường để học sinh an tâm đi học và đảm bảo an toàn khi đi học.
  1. Trước khi tổ chức lại hoạt động giáo dục trực tiếp
  • Xây dựng kế hoạch, phương án sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh xảy ra trong cơ sở giáo dục phù hợp với điều kiện thực tiễn, thể hiện rõ nội dung phối hợp với y tế địa phương. Rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch, Tổ an toàn COVID-19, bộ phận thường trực về công tác y tế trường học.
  • Rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định (nơi rửa tay, khẩu trang, nước rửa tay khử khuẩn, nhà vệ sinh đủ xà phòng, thùng đựng chất thải sinh hoạt, chất thải y tế, cung cấp nước uống an toàn, ly uống nước riêng,...). Tăng cường biện pháp thông khí cho phòng học, phòng làm việc; thực hiện vệ sinh, khử trùng trường, lớp, đồ dùng học tập theo đúng hướng dẫn của ngành y tế.
  • Tổ chức phối hợp với cơ quan y tế để phổ biến, hướng dẫn đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong cơ sở giáo dục cho cán bộ quản lý, giáo viên, người lao động, phụ huynh học sinh, học sinh trước khi tổ chức học trực tiếp.
  • Yêu cầu học sinh, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thường xuyên tự theo dõi sức khỏe tại nhà; trường hợp có triệu chứng nghi ngờ nhiễm COVID-19 (sốt, ho, khó thở,....) thì không đến trường và thông báo ngay cho nhà trường, y tế địa phương.
  • Bố trí phòng cách ly tạm thời. Trang bị bàn ghế, giường nằm, thuốc chăm sóc sức khỏe ban đầu, kit test nhanh kháng nguyên SAS-CoV-2,...
  • Người làm việc trong cơ sở giáo dục (cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, bảo vệ,...) đảm bảo 01 trong các điều kiện sau: Đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 theo quy định; khỏi bệnh COVID-19; nếu thuộc nhóm chống chỉ định tiêm vắc xin phòng COVID-19 thì phải được xét nghiệm tầm soát định kỳ hàng tuần.
  1. Khi tổ chức hoạt động giáo dục trực tiếp
  • Kiểm tra thân nhiệt, khai báo y tế, cho học sinh rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch khử khuẩn trước khi vào trường, lớp; người có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm COVID-19 (sốt, ho, khó thở,...) hoặc có yếu tố dịch tễ thì không vào trường, vào lớp. Yêu cầu phụ huynh hoặc người đưa đón học sinh không vào trong khuôn viên cơ sở giáo dục khi đưa đón học sinh.
  • Đảm bảo các yêu cầu về giãn cách trong phòng học, phòng làm việc; hạn chế những hoạt động có giao tiếp gần trong lớp học (đặc biệt chú ý hoạt động trong giờ ra chơi); hạn chế tối đa việc giao tiếp gần giữa các lớp trong cùng khối, giữa các khối hoặc cùng tầng nhà.
  • Theo dõi, ghi nhận kịp thời học sinh vắng mặt và lý do để xử lý nếu có liên quan đến dịch bệnh. Phát hiện sớm các trường hợp có triệu chứng nghi ngờ nhiễm COVID-19 (sốt, ho, khó thở,...) để thực hiện quy trình xử lý.
  • Yêu cầu học sinh, giáo viên và người lao động thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch khử khuẩn, đặc biệt trước khi vào lớp (đầu giờ học, sau giờ ra chơi) và khi tan lớp. Tăng cường thông khí cho phòng học, phòng làm việc (ưu tiên việc mở cửa phòng để thông khí tự nhiên).
  • Vệ sinh khử khuẩn (lau chùi) những bề mặt thường xuyên tiếp xúc. Kiểm tra, bổ sung kịp thời các vật dụng cần thiết khác phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.
  • Hướng dẫn cụ thể hoạt động giáo dục trực tiếp: Theo các Phụ lục đính kèm.
  1. Sở Giáo dục và Đào tạo
  • Triển khai các hướng dẫn chuyên môn khi tổ chức học trực tiếp phù hợp đối với từng cấp học và linh hoạt theo cấp độ dịch.
  • Chủ trì phối hợp Sở Y tế triển khai kế hoạch, phương án và công tác đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 khi tổ chức dạy học trực tiếp. Phối hợp chặt chẽ với sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị, thành phố trong việc giám sát, kiểm tra việc tổ chức dạy học trực tiếp.
  • Rà soát, tham mưu UBND tỉnh kịp thời chính sách hỗ trợ giáo viên, học sinh khó khăn, hỗ trợ các cơ sở giáo dục trong quá trình học tập trực tiếp.
  1. Đối với các Phòng GDĐT
  • Tham mưu UBND các huyện, thị, thành phố để xây dựng kế hoạch, phương án đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 và triển khai đến các cơ sở giáo dục trực thuộc. Tăng cường phối hợp với Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 cấp xã để triển khai kế hoạch tổ chức dạy học trực tiếp đảm bảo các yêu cầu về phòng chống dịch và xử lý kịp thời khi có bất thường xảy ra.
  • Triển khai các nội dung của Kế hoạch này và tập huấn công tác phòng, chống dịch COVID-19 cho toàn thể đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trên địa bàn trước khi tổ chức đi học trực tiếp.
  1. Đối với các cơ sở giáo dục
  • Xây dựng kế hoạch, phương án đảm bảo an toàn công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở giáo dục theo đúng nội dung của Kế hoạch này. Xây dựng kế hoạch chuyên môn dạy học trực tiếp theo hướng dẫn chuyên môn của Sở GDĐT.
  • Triển khai thực hiện các phương án, kịch bản, kế hoạch dạy và học phù hợp với tình hình cơ sở vật chất, nguồn lực và học sinh của đơn vị. Tập huấn công tác phòng, chống dịch COVID-19 cho toàn thể đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và cả học sinh, phụ huynh học sinh trước khi tổ chức đi học trở lại.
  • Tổ chức họp phụ huynh học sinh triển khai, phổ biến kế hoạch dạy học trực tiếp trong điều kiện đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19; yêu cầu phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh học sinh trong quá trình học sinh đi học trực tiếp nhằm đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch.
Phụ lục 1
NHỮNG VIỆC CẦN THAY ĐỔI ĐỂ THÍCH ỨNG VÀ ỨNG PHÓ TRƯỚC
DỊCH COVID-19
(Đính kèm Công văn số 239/SGDĐT-VP, ngày 28/01/2022 của Sở GDĐTvề việc Hướng dẫn tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long)
  1. Về nhận thức: Toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải hiểu biết cặn kẽ về dịch bệnh COVID-19, hiểu rõ các khả năng lây nhiễm, không hoang mang lo lắng, không sợ hãi thái quá, thay vào đó là sự bình tĩnh, tự tin, hiểu biết và trách nhiệm. Thực hiện công tác giáo dục cho học sinh và truyền thông đến phụ huynh về những yêu cầu của Ban chỉ đạo Phòng, chống COVID-19 tỉnh, của ngành y tế và của ngành giáo dục trong công tác phòng chống dịch bệnh.
  2. Về hành động: Toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh phải thực hiện nghiêm túc và có trách nhiệm nguyên tắc 5K trong hầu hết các hoạt động xã hội, song hành với đó là các kỹ năng cơ bản để sống chung với dịch như: Thực hiện thông điệp 5K một cách nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả, có trách nhiệm và đồng bộ: mỗi một “K” đều phải thực thi đúng chuẩn, không qua loa, đối phó. Bên cạnh đó chúng ta còn phải vận động mọi người xung quanh cùng hưởng ứng thực hiện.
  3. Về tiêm chủng vacxin ngừa COVID-19: Toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia tiêm ngừa vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ, theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Đồng thời phải nghiêm túc thực hiện thông điệp 5K, thực hiện cài đặt ứng dụng khuyến cáo nhằm cảnh báo nguy cơ tiếp xúc gần rất cần thiết như ứng dụng PC-COVID.
  4. Về chăm sóc sức khỏe:
  • Thường xuyên quan tâm đến việc giữ gìn sức khỏe, nâng cao sức đề kháng của cơ thể bản thân mình bằng cách ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau quả. Cần từ bỏ hoặc giảm tối đa các yếu tố gây hại (nếu có) như rượu bia, thuốc lá...thay vào đó là sự rèn luyện thân thể một cách khoa học, hợp lý.
  • Mọi người sắp xếp lại công việc, cuộc sống để bình tĩnh sống chung với dịch, đề phòng đừng để dịch bệnh làm tổn hại sức khỏe, không để nó gây hại đến các mối quan hệ của con người, không làm cản trở đến giáo dục và quan trọng nhất là không ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của thế hệ mai sau.
  1. Thay đổi thói quen sinh hoạt: Thực hiện trách nhiệm đối với nhà trường và gia đình trong việc “đi đến nơi, về đến chốn”. Mỗi khi tan trường, xong việc trở về nhà và thực hiện trách nhiệm đối với gia đình.
  2. Về việc vệ sinh nhà ở, nơi làm việc có sử dụng chất sát khuẩn: Phải tăng cường vệ sinh, sát khuẩn. Đây là việc nên làm thường xuyên, vừa ngừa được COVID- 19, vừa ngừa được nhiều bệnh nhiễm khuẩn khác.
  3. Đối với những người có bệnh nền: Với người có các bệnh nền như đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim, suy thận, bệnh phổi mạn tính,... cần tuân thủ quy trình điều trị một cách tuyệt đối, phải kiểm soát được bệnh của mình, phải cùng với bác sĩ đặt ra các tình huống có thể xảy ra trong giai đoạn dịch bệnh và các phương án ứng phó để không bị động, bất ngờ.
Phụ lục 2
CÔNG TÁC QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH
I. Quy định cụ thể nhiệm vụ chung về công tác phòng, chống dịch khi tổ chức dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục
  1. Rà soát lại các nội dung quy định tại Công văn số 2049/SGDĐT-VP, ngày 06/9/2021 về việc triển khai công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh để xây dựng kế hoạch, phương án đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 khi tổ chức dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục, đảm bảo sự thống nhất trong Hội đồng Sư phạm nhà trường và trao đổi cùng phụ huynh học sinh để tạo sự đồng thuận cao.
  2. Tổ chức thực hiện lệch ca, lệch giờ, tăng cường giám sát nhằm đảm bảo việc giãn cách trước giờ học, giờ chơi và giờ tan trường. Việc thực hiện xếp thời khoá biểu, chọn môn học, số lượng tiết dạy trực tiếp và trực tuyến theo quy định của Sở GDĐT.
Ví dụ minh hoạ
  • Chia một lớp th 2 nhóm, một nhóm học vào thứ 2, 4, 6; nhóm còn lại học vào thứ 3, 5, 7.
  • Thời khoá biểu: Sáng học trực tiếp môn Văn, Toán, Anh Văn, TD-QP,..; buổi chiều học trực tuyến các môn còn lại (hoặc linh hoạt thay đổi theo yêu cầu cần dạy trực tiếp của từng môn học, nội dụng học nhưng không thay đổi liên tục/ 01 tháng học để đảm bảo tính thích ứng).
  • Bố trí giờ vào học và tan học lệch nhau 5 phút đối với các khối hoặc theo dãy phòng học (để tránh tập trung đông tại cầu thang, hành lang, cổng trường).
  1. Phân công nhiệm vụ, quản lý và theo dõi sức khoẻ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tại đơn vị hằng ngày; hướng dẫn ký cam kết tuân thủ các quy định, hướng dẫn về phòng, chống dịch COVID-19 theo đúng quy định.
  2. Căn cứ vào trách nhiệm được phân công, Thủ trưởng đơn vị tham mưu đề xuất khen thưởng đối với cá nhân, tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc kỷ luật đối với trường hợp thờ ơ, thiếu trách nhiệm hoặc vi phạm quy định phòng chống dịch.
  • Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19
  1. Cơ cấu, tổ chức
Đề nghị xem xét thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 với các thành viên và phân công nhiệm vụ, cụ thể:
Số lượng: Từ 10 người trở lên theo đúng các đối tượng, bao gồm:
  • Trưởng ban: Hiệu trưởng;
  • Phó ban: Phó Hiệu trưởng;
  • Thường trực: Cán bộ phụ trách y tế, Giáo viên phụ trách công tác đoàn, đội, Khối trưởng các khối lớp, Tổ trưởng các tổ chuyên môn.
  • Thành viên khác: giáo viên chủ nhiệm; giáo viên thể dục, quốc phòng và một số thành viên khác.
Lưu ý: Số lượng thành viên do Thủ trưởng đơn vị quy định nhưng phải đảm bảo đúng đối tượng nêu trên đảm bảo tính khoa học, hợp lý, bao quát công việc, có trọng tâm và phù hợp với năng lực.
  1. Chức năng, nhiệm vụ:
    1. Trưởng ban, phó ban:
  • Chịu trách nhiệm quản lý, điều hành chung về công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở giáo dục.
  • Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện quy định 5K của giáo viên, nhân viên và học sinh (tại cổng trường, tại sân trường, tại lớp học).
  • Xử lý nghiêm các trường hợp không thực hiện nghiêm túc quy định 5K (kể cả giáo viên, nhân viên)
  • Báo cáo về Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 địa phương và cấp trên quản lý nhà nước của ngành.
    1. Thành viên trong Ban thường trực:
  • Thực hiện nhiệm vụ test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2, truy vết khi có yêu cầu của Trưởng ban. Đồng thời hướng dẫn cho các cán bộ, giáo viên, nhân viên tại cơ sở giáo dục thực hiện test nhanh khi cần thiết.
  • Cùng với nhà trường duy trì thực hiện vệ sinh, tẩy trùng trường, lớp theo quy định; kiểm tra, rà soát và bổ sung kịp thời nước sát khuẩn hoặc xà phòng và các vật dụng cần thiết khác sau mỗi ngày học. Tổ chức lau khử khuẩn, vệ sinh các bề mặt thường xuyên tiếp xúc, khu vực rửa tay, nhà vệ sinh, cầu thang theo quy định.
  • Thiết lập, bố trí phòng/khu vực cách ly tạm thời, thực hiện vệ sinh khử khuẩn trường lớp và quản lý chất thải; tăng cường thông khí nơi làm việc, nhà ăn, phòng họp; giảm tiếp xúc bố trí vách ngăn tại nhà ăn, suất ăn riêng (nếu có); bố trí đủ thùng rác đựng chất thải có nắp đậy; bố trí đầy đủ khu vực rửa tay, nhà vệ sinh, dung dịch sát khuẩn tay,... Thực hiện vệ sinh khử khuẩn trường lớp và quản lý chất thải theo hướng dẫn tại Phụ lục 2, Công văn số 6666/BYT-MT ngày 16/8/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ quan, đơn vị.
  • Phân luồng lối đi vào trường, ra về, đi cầu thang cho học sinh theo từng khối lớp phù hợp (ví dụ: lối vào chia thành 05 lối đi vào và ra cổng, mỗi lối đi dành cho các lớp khác nhau; dán thông báo về sơ đồ di chuyển khi tan học, khi đi vệ sinh của từng nhóm lớp tương ứng thực tế của trường) và các đối tượng khác không phải thành viên của trường đến liên hệ công tác, làm việc.
  • Thông tin, giáo dục, truyền thông kịp thời đến giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh về công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
  • Thực hiện nội dung phát thanh hàng ngày trên hệ thống phát thanh của trường.
  • Tham mưu Hiệu trưởng để phối hợp cùng địa phương đảm bảo không có các hàng quán, buôn bán lấn chiếm lòng lề đường, tiềm ẩn nguy cơ tiếp xúc gần với học sinh.
  • Đảm bảo mỗi buổi học trực tiếp của học sinh phải có ít nhất 1/3 số lượng th viên tham gia thực hiện nhiệm vụ.
+ Hỗ trợ các nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công.
  1. Đối với thành viên khác
  • Thực hiện các nhiệm vụ quản lý lớp học trong giờ dạy trực tiếp.
  • Trước, trong và sau quá trình giảng dạy, thì giáo viên phải xử lý đúng quy trình phòng chống dịch tại chỗ (cho học sinh đeo khẩu trang, sát khuẩn, thoáng khí phòng học,..), đồng thời phối hợp với cán bộ phụ trách y tế, cán bộ giáo viên phụ trách công tác đoàn, đội để xử lý các bước tiếp theo trong công tác phòng dịch ( ).
  • Nắm thông tin tình hình sức khoẻ của học sinh (từ học sinh hoặc PHHS) vào các thời điểm trước khi học sinh đến trường và sau khi học sinh về nhà để báo cáo Ban Chỉ đạo của trường. Ví dụ: lập nhóm zalo thông tin hằng ngày về sức khoẻ học sinh học buổi sáng trước 6h30 phút và 11h30 phút (11h30 phút và 16h30 phút đối với học sinh học buổi chiều)
  • Hỗ trợ các nhiệm vụ khác do Trưởng ban phân công.
 
Phụ lục 3
QUY ĐỊNH TẠM THỜI BIỆN PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC TRỰC TIẾP THEO TỪNG CẤP ĐỘ DỊCH CỦA TỈNH
 
ĐỊA BÀN TỈNH XÁC ĐỊNH DỊCH CẤP ĐỘ 1 (nguy cơ thấp)
Tổ chức dạy học trực tiếp: Cơ sở giáo dục ở địa bàn tổ chức dạy học trực tiếp, đảm bảo quy định về phòng chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế, UBND tỉnh và Sở gD&ĐT.
Cấp học Khối lớp Thời lượng Sô lượng học sinh Lưu ý
Tất cả Tất cả các lớp 100% (không quá 30 tiết/tuần) 100%
  • Hoạt động ngoài giờ học chính khóa được thực hiện trên Internet (trực tuyến).
  • Thời gian học trực tiếp theo hướng dẫn của Sở GDĐT
 
 
ĐỊA BÀN TỈNH XÁC ĐỊNH DỊCH CẤP ĐỘ 2 (nguy cơ trung bình)
Tổ chức dạy học trực tiếp: Cơ sở giáo dục ở địa bàn tổ chức dạy học trực tiếp, đảm bảo
quy định về phòng chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế, UBND tỉnh và Sở GD&ĐT.
Cấp học Khôi lớp Thời lượng
lượng
học
sinh
Lưu ý
Cấp học mầm non Trẻ em mẫu giáo 100% 100%
  • Không tổ chức các hoạt động ngoài trời.
  • Kết hợp gửi Clip về chăm sóc, giáo dục trẻ cho phụ huynh.
  • Thời gian học trực tiếp theo hướng dẫn của Sở GDĐT
100% 100%
Cấp học tiểu học Tất cả các khối lớp Phối hợp dạy trực tiếp, trực tuyến 100% - Thời gian học trực tiếp theo hướng dẫn của Sở GDĐT
Cấp học THCS, THPT (kể cả giáo dục thường xuyên) Tất cả các khối lớp Phối hợp dạy trực tiếp, trực tuyến 100% - Thời gian học trực tiếp theo hướng dẫn của Sở GDĐT
Trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục ngoài giờ   Phối hợp dạy trực tiếp, trực tuyến 50% - Thời gian học trực tiếp theo hướng dẫn của Sở GDĐT
 
 
ĐỊA BÀN TỈNH XÁC ĐỊNH DỊCH CẤP ĐỘ 3 (nguy cơ cao)
Tổ chức dạy học trưc tiếp kết hợp học trưc tuyến: Tổ chức dạy học trưc tiếp kết hợp với dạy học trực tuyến, trên truyền hình. Căn cứ điều kiện thực tế, các địa phương quyết định kế hoạch dạy học cho từng lớp, khối lớp theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế, UBND tỉnh và Sở GD&ĐT.
Cấp học Thời
lượng
Thời lượng Số lượng Lưu ý
Cấp học mầm non Trẻ em mầm non Học bằng hình thức phù hợp
Cấp học tiểu học Học sinh lớp 1,
2,3,4
Học trực tuyến và các phương pháp phù hợp
Học sinh lớp 5 100% 100% - Thời gian học trực tiếp theo hướng dẫn của Sở GDĐT
Cấp học THCS, THPT (kể cả giáo dục thường xuyên) Học sinh lớp 7, 8 Học trực tuyến và các phương pháp phù hợp - Hoạt động ngoài giờ học chính được thực hiện trên Internet (trực tuyến);
Học sinh lớp 6, 9, 10, 11. 12 100% 100% - Thời gian học trực tiếp theo hướng dẫn của Sở GDĐT
Trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục ngoài giờ   Dạy trực tuyến  
 
 
ĐỊA BÀN TỈNH XÁC ĐỊNH DỊCH CẤP ĐỘ 4 (nguy cơ rất cao)
Tổ chức dạy học trực tuyến
  • Tổ chức dạy học trực tuyến, trên truyền hình, giao bài tự học; đối với cấp mầm non và
phổ thông, giáo viên hướng dẫn phụ huynh hỗ trợ giúp đỡ trẻ em, học sinh học    tập,
vui chơi tại nhà.
  • Phối hợp phụ huynh hướng dẫn học sinh sử dụng thiết bị học tập trực tuyến.
  • Có phương án chuyển tài liệu đến học sinh không có thiết bị học tập trực tuyến._____
Phụ lục 4
QUY TRÌNH GIẢNG DẠY, HỌC TẬP VÀ LÀM VIỆC TRỰC TIẾP TẠI CÁC Cơ Sở giáo dục
 
  • trước khi đến trường
  1. Yêu cầu đối với học sinh
    1. Trước khi đi đến trường
Học sinh phải tự đo thân nhiệt tại nhà (đối với học sinh mầm non, tiểu học (MN, THH) thì phụ huynh học sinh (PHHS) đo nhiệt độ cho học sinh).
Trường hợp 1:
  • Nếu học sinh có triệu chứng đặc thù của COVID-19 như: sốt, ho, khó thở, mất vị giác, mất khứu giác thì PHHS thông báo cho nhà trường để thông báo việc dừng đến trường của học sinh.
  • Nếu học sinh là đối tượng đang thực hiện cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú
  • Nếu có kết quả test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 dương tính tại nhà, nơi lưu trú:
  • Học sinh rửa tay sát khuẩn, chuẩn bị dụng cụ học tập, khẩu trang dự phòng, nước sát khuẩn cá nhân (nếu có), nước uống cá nhân (nếu có).
Bước 2. Học sinh đi đến trường để học trực tiếp
  • Học sinh thực hiện rửa tay sát khuẩn, sau đó đeo khẩu trang đúng cách, mang dụng cụ học tập đã chuẩn bị và bắt đầu đi đến trường (tự đi hoặc do PHHS đưa đón).
  • Trên đường đi đến trường, học sinh phải nghiêm túc thực hiện quy định 5K, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người khác. Đối với các trường hợp học sinh tự đi học thì học sinh không tụ tập trên đường, không chờ, đón bạn (khi không cần thiết).
  • Đối với các trường hợp học sinh chưa kịp ăn uống, PHHS hoặc học sinh mang theo và học sinh ăn tại trường (hạn chế ăn hoặc vào hàng quán trên đường đi học để ăn nhằm đảm bảo an toàn trước nguy cơ tiềm ẩn của dịch COVID-19 ngoài cộng đồng).
  • Đối với trường hợp đi bằng phương tiện công cộng, học sinh phải tuyệt đối thực hiện 5K trong quá trình tham gia dịch vụ công cộng.
Bước 3. Học sinh đến và bước vào cổng trường
  • Sau khi học sinh đến trường: Học sinh thực hiện giãn cách khi bước vào cổng trường hoặc gửi xe vào nhà xe (đối với trường hợp tự túc phương tiện đi lại). Không tụ tập trước cổng trường.
  • Đi đến khu vực rửa tay sát khuẩn, đo thân nhiệt, kiểm tra khẩu trang để thay thế khẩu trang sạch theo đúng tuyến đường đã được thầy cô hướng dẫn. Sau đó học sinh đi thẳng vào lớp học của mình.
Lưu ý học sinh không choàng vai nhau hoặc xô đẩy, đùa giỡn trong quá trình thực hiện các công việc tại Bước 3.
Bước 4. Thời gian học tập tại lớp và vui chơi tại sân trường
  • Trong thời gian học, học sinh phải nghiêm túc thực hiện quy định 5K, có thể tháo khẩu trang khi cần thiết (khó thở, ăn, uống); ngồi học tập nghiêm túc, suốt quá
trình học tại trường, học sinh phải tự theo dõi sức khoẻ để báo cáo với giáo viên dạy lớp khi bản thân có các dấu hiệu sốt, ho, khó thở, mất vị giác, mất khứu giác hoặc có những triệu chứng đặc thù của COVID-19.
  • Trong giờ ra chơi, học sinh tham gia các hoạt động tại lớp, hạn chế tụ tập bạn bè trong khuôn viên trường; không đi ra khỏi khuôn viên trường khi không được GVCN cho phép.
  • Phải đảm bảo thực hiện giữ gìn vệ sinh; không khạc nhổ bừa bãi. Sau khi đi vệ sinh, thực hiện rửa tay sát khuẩn trước khi trở lại vào lớp học.
Bước 5. Học sinh ra về sau khi tan học
  • Theo lịch tan học được nhà trường quy định, học sinh lưu ý phải thống nhất với PHHS giờ đón, khu vực đón để tránh trường hợp tập trung ngoài cổng chờ phụ huynh hoặc PHHS phải chờ học sinh quá lâu.
  • Sau khi kết thúc buổi học, học sinh tự sắp xếp dụng cụ học tập để ra về theo hướng dẫn của giáo viên dạy tiết cuối cùng của lớp.
  • Khi ra về, học sinh phải đi thẳng từ trường về nhà và thực hiện nghiêm túc quy định 5K. Đối với các trường hợp PHHS chưa đến đón, học sinh chờ trong sân trường. Báo cáo tình hình sức khoẻ cá nhân cho GVCN.
  • Đôi với Phụ huynh học sinh (PHHS)
Bước 1. Chuẩn bị trước khi học sinh đi đến trường
  • PHHS hỗ trợ việc đo nhiệt độ cho học sinh tại nhà
+ Nếu nhiệt độ học sinh trên 380C (PHHS kiểm tra lại lần 2 vẫn trên 380C) hoặc học sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở, mất vị giác, mất khứu giác hoặc có những triệu chứng đặc thù của COVID-19 hoặc đang thực hiện cách ly y tế thì PHHS thông báo cho nhà trường để thông báo việc dừng đến trường của học sinh.
+ Nếu học sinh không có các biểu hiện trên thì PHHS cho học sinh ăn uống tại nhà để chuẩn bị đến trường (hạn chế việc đi ăn tại các hàng quán trên đường đi học).
  • Nhắc nhở học sinh rửa tay sát khuẩn, chuẩn bị dụng cụ học tập của học sinh.
Bước 2. Đưa con đi đến trường (nếu có)
  • Trên đường đi đến trường, PHHS nghiêm túc thực hiện quy định 5K, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người khác.
  • Hạn chế cho học sinh ăn uống tại các hàng quán trên đường đi học nhằm đảm bảo an toàn trước nguy cơ tiềm ẩn của dịch COVID-19 ngoài cộng đồng.
  • Trong trường hợp PHHS có các biểu hiện sốt, ho, khó thở, mất vị giác, mất khứu giác hoặc có những triệu chứng đặc thù của COVID-19 thì không thực hiện việc đưa con em đến trường học.
Bước 3. Khi PHHS dừng xe tại cổng trường để đưa và đón
  • Sau khi đưa học sinh đến trường, PHHS cho con em tự vào qua cổng trường (khi đã có sự quản lý an toàn của thầy cô, di chuyển nhanh khỏi khu vực cổng trường).
  • Trong các trường hợp cần liên hệ nhà trường, PHHS điện thoại trực tiếp GVCN để thông tin hoặc thống nhất thời gian trao đổi.
  • PHHS thống nhất với học sinh giờ đón, khu vực chờ đón để tránh trường hợp học sinh tập trung ngoài cổng chờ phụ huynh hoặc PHHS phải chờ học sinh quá lâu.
  • PHHS luôn thực hiện đúng quy định 5K.

. Đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
Bước 1. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ở nhà trước khi đi đến trường
  • Giáo viên tự đo thân nhiệt tại nhà
+ Nếu nhiệt độ trên 380C (kiểm tra lại lần 2 vẫn trên 380C) hoặc có biểu hiện sốt, ho, khó thở, mất vị giác, mất khứu giác hoặc có những triệu chứng đặc thù của COVID-19 hoặc đang thực hiện cách ly y tế thì thông báo cho Hiệu trưởng để dừng đến trường làm việc.
+ Nếu không có các biểu hiện trên thì cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ăn uống tự túc tại nhà để chuẩn bị đến trường. Đối với các trường hợp chưa kịp ăn uống, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên mang theo và ăn tại trường (hạn chế ăn tại các hàng quán trên đường đi làm nhằm đảm bảo an toàn trước nguy cơ tiềm ẩn của dịch COVID-19 ngoài cộng đồng).
+ Thực hiện rửa tay sát khuẩn, chuẩn bị dụng cụ cá nhân, khẩu trang dự phòng, nước sát khuẩn cá nhân, nước uống (nếu có) để bắt đầu đi đến trường làm việc.

Bước 2. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đi đến trường đê làm việc
  • Thực hiện rửa tay sát khuẩn, sau đó đeo khẩu trang, mang dụng cụ đã chuẩn bị và bắt đầu đi đến trường làm việc.
  • Trên đường đi đến trường, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải nghiêm túc thực hiện quy định 5K, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người khác.
  • Đối với các trường hợp cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đi bằng phương tiện công cộng thì phải tuyệt đối thực hiện nghiêm túc quy định 5K.
Lưu ý: Đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên làm nhiệm vụ trong các tổ COVID-19 thì phải đến trường sớm để chuẩn bị (trước khi học sinh vào trường).
Bước 3. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên bước vào cổng trường
  • Sau khi đến trường, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thực hiện giãn cách bước vào cổng trường, thực hiện rửa tay sát khuẩn, đo thân nhiệt, kiểm tra khẩu trang để thay thế khẩu trang sạch.
  • Hỗ trợ các hoạt động chung của nhà trường (nếu có phân công).
Bước 4. Thời gian làm việc tại trường
  • Trong thời gian ở tại trường cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải nghiêm túc thực hiện quy định 5K và hạn chế đi ra khỏi khuôn viên trường trong thời gian còn làm nhiệm vụ.
  • Trong giờ làm việc, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tự theo dõi sức khoẻ. Nếu có biểu hiện sốt, ho, khó thở, mất vị giác, mất khứu giác hoặc có những triệu chứng đặc thù của COVID-19 (khi đang ở trong trường) thì giáo viên phải phối hợp với các thành viên Tổ phòng chống COVID để xử lý bước tiếp theo trong công tác phòng dịch.
  • Nghiêm túc và làm gương cho học sinh trong các hoạt động phòng chống dịch.
Bước 5. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ra về
Sau khi kết thúc buổi làm việc, hỗ trợ để học sinh ra về; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thực hiện nghiêm túc quy định 5K về nhà và tiếp tục báo cáo với Hiệu trưởng về tình hình sức khoẻ khi có những triệu chứng đặc thù của COVID-19 hoặc được yêu cầu cách ly y tế (nếu có).

Phụ lục 5
PHƯƠNG ÁN XỬ TRÍ KHI XUẤT HIỆN TRƯỜNG HỢP NGHI NGỜ, TRƯỜNG HỢP NHIỄM COVID-19
  • Các khái niệm liên quan
  1. Trường hợp bệnh nghi ngờ bao gồm các trường hợp:
  • Người bệnh có sốt và/hoặc viêm đường hô hấp cấp tính không lý giải được bằng các nguyên nhân khác.
  • Người bệnh có bất kỳ triệu chứng hô hấp nào VÀ có tiền sử đến/qua/ở/về từ vùng dịch tễ* có bệnh COVID-19 trong khoảng 14 ngày trước khi khởi phát các triệu chứng HOẶC tiếp xúc gần (**) với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định COVID-19 trong khoảng 14 ngày trước khi khởi phát các triệu chứng.
  • Vùng dịch tễ: được xác định là những quốc gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận ca mắc COVID-19 lây truyền nội địa, hoặc nơi có ổ dịch đang hoạt động tại Việt Nam theo “Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống COVID-19” của Bộ Y tế và được cập nhật bởi Cục Y tế dự phòng.
** Tiếp xúc gần: bao gồm:
  • Tiếp xúc tại các cơ sở y tế, bao gồm: trực tiếp chăm sóc người bệnh COVID-19; làm việc cùng với nhân viên y tế mắc COVID-19; tới thăm người bệnh hoặc ở cùng phòng bệnh có người bệnh mắc COVID-19.
  • Tiếp xúc trực tiếp trong khoảng cách < 2 mét với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc COVID-19 trong thời kỳ mắc bệnh.
  • Sống cùng nhà với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc COVID - 19 trong thời kỳ mắc bệnh.
  • Cùng nhóm làm việc hoặc cùng phòng làm việc với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh.
  • Cùng nhóm: du lịch, công tác, vui chơi, buổi liên hoan, cuộc họp ... với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh.
  • Di chuyển trên cùng phương tiện (ngồi cùng hàng, trước hoặc sau hai hàng ghế) với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc COVID -19 trong thời kỳ mắc bệnh.
  1. Trường hợp bệnh xác định:
  • Là trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc bất cứ người nào có xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR.
  • Là trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc bất cứ người nào có xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Real - time RT-PCR.
  • Là trường hợp bệnh nghi ngờ có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2 (test nhanh do Bộ Y tế cấp phép và do NVYT thực hiện hoặc người nghi nhiễm thực hiện dưới sự giám sát của NVYT bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa).
  • Là những người không có triệu chứng, có yếu tố dịch tễ hoặc tiếp xúc gần với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định COVID-19 trong khoảng 14 ngày và có 02 kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2 (xét nghiệm lần 2 trong vòng 8 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm lần 1, test nhanh do Bộ Y tế cấp phép và do NVYT thực hiện hoặc người nghi nhiễm thực hiện dưới sự giám sát của NVYT bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa). Trong trường hợp chỉ có 01 kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2 thì cần phải có xét nghiệm Real-time RT-PCR để khẳng định.
  1. Đảm bảo 100% các trường hợp bệnh nghi ngờ mắc COVID-19 và các trường hợp bệnh xác định mắc COVID-19 được cách ly kịp thời, không để dịch lây lan trong cơ sở giáo dục.
  2. Đảm bảo các hoạt động đáp ứng phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở giáo dục được thực hiện đúng theo quy định của Bộ Y tế.
Các trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19 đã được xác định đủ tiêu chuẩn hoặc qua test nhanh kháng nguyên sàng lọc định kỳ tại cơ sở giáo dục có kết quả dương tính với vi rút SARS-CoV-2 được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chỉ đạo phát loa, thông báo thông tin có trường hợp nghi ngờ, nhiễm COVID-19 cho toàn thể học sinh, giáo viên, nhân viên tại cơ sở giáo dục. Yêu cầu tạm phong tỏa khu vực xuất hiện trường hợp nghi ngờ, nhiễm COVID-19, giới hạn khu vực phong tỏa do Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 quyết định. Kích hoạt các tổ phản ứng nhanh, các thành viên trong ban chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công và Khẩn trương báo cáo về Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 địa phương.
Bước 2: Ban chỉ đạo phân công các bộ theo chức năng, nhiệm vụ được phân công thực hiện các điều tra, truy vết, hướng dẫn cách ly tạm thời, xét nghiệm các trường hợp tiếp xúc gần.
Lưu ý:
  • Cán bộ được phân công phải mặc trang phục bảo hộ theo đúng quy định của Bộ Y tế và hướng dẫn, yêu cầu các trường hợp nghi ngờ, trường hợp nhiễm COVID- 19 đeo khẩu trang đúng cách và đi theo lối chỉ dẫn đến khu/phòng cách ly tạm thời của cơ sở giáo dục, sau đó tiến hành phun/lau khử khuẩn bằng dung dịch Cloramin B tại những địa điểm mà trường hợp trên đã đi qua và các bề mặt tiếp xúc.
  • Trường hợp cơ sở giáo dục có khả năng tự xét nghiệm test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 và cán bộ thực hiện đã được tham dự tập huấn chuyên môn thì thực hiện xét nghiệm theo Hướng dẫn của Bộ Y tế để xác định. Nếu không thực hiện được thì cơ sở y tế liên hệ cho Trạm y tế địa phương gần nhất để được hỗ trợ xét nghiệm test nhanh để sàng lọc và xác định F0 tại cơ sở giáo dục.
  • Thực hiện điều tra, truy vết thông qua việc hỏi trực tiếp trường hợp bệnh nghi ngờ và , trích xuất camera (nếu có)
Bước 3: Báo cáo kết quả xét nghiệm và điều tra, truy vết về Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID- 19 của cơ sở giáo dục và Ban chỉ đạo địa phương để quyết định các biện pháp phong tỏa, cách ly dựa theo kết quả điều tra.
Bước 4: Dựa trên quyết định của Ban chỉ đạo phòng, chống COVID-19 địa phương để tiến hành tiếp tục việc dạy - học cũng như mở rộng việc điều tra, truy vết, xét nghiệm cũng như thực hiện biện pháp phong tỏa phù hợp cũng như theo dõi sức khỏe, hướng dẫn các trường hợp F0, F1 cách ly tại nhà, nơi lưu trú. Bước 1: Học sinh, phụ huynh, giáo viên và nhân viên tại cơ sở giáo dục có trách nhiệm thông báo cho nhà trường về các thông tin trường hợp bệnh nghi ngờ, trường hợp bệnh xác định mắc COVID-19 tại nhà.
Bước 2, 3, 4: Thực hiện tương tự như trường hợp phát hiện trường hợp bệnh nghi ngờ, trường hợp bệnh xác định mắc COVID-19 tại cơ sở giáo dục.
  • Việc thực hiện cách ly, theo dõi sức khỏe theo quy định, hướng dẫn hiện hành của Sở Y tế.
  • Đối với các trường hợp F0, F1 là giáo viên thì cơ sở giáo dục có thể chuyển đổi hình thức dạy học từ trực tiếp sang trực tuyến cho phù hợp, đảm bảo tiến bộ.
  • Đối với các trường hợp F0, F1 là học sinh thì cơ sở giáo dục phân công cán bộ giảng dạy trực tuyến đảm bảo chương trình dạy học đúng tiến độ.
  • Trường hợp F0, F1 là giáo viên hoặc trẻ học mầm non: tạm ngưng việc học và giảng dạy của toàn bộ lớp liên quan.
  • Mỗi cơ sở giáo dục phải được trang bị số lượng test nhanh kháng nguyên và trang bị que lấy mẫu test để thực hiện mẫu gộp/mẫu đơn, trang bị vật tư, trang phục bảo hộ đảm bảo công tác phòng, chống dịch theo quy định.

Phụ lục 6
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA

I. Đối với Hiệu trưởng
Triển khai các nội dung của các Phụ lục này. Đảm bảo các yêu cầu về mục đích yêu cầu và nhiệm vụ điều hành, quản lý.Điều chỉnh sơ đồ di chuyển ra, vào, di chuyển trên sân; sơ đồ đưa đón học sinh của phụ huynh. Thiết kế tổng thể và treo tại cổng trường để tất cả mọi người đều nhìn thấy và thực hiện.Tập huấn cho thành viên các Tổ an toàn COVID-19, cán bộ phụ trách y tế về việc đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn, cách tự test nhanh; quy trình hướng dẫn, theo dõi chăm sóc F0, F1 và các nội dung liên quan kế hoạch đón học sinh trở lại học trực tiếp; phân công thực hiện vệ sinh, khử khuẩn bằng hóa chất khử khuẩn hoặc chất tẩy rửa thông thường.Sử dụng kinh phí theo quy định mua khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn,... và bộ test nhanh dự phòng (ít nhất 90 bộ) để sử dụng khi có nghi vấn liên quan đến dịch COVID-19.
ĐỐI VỚI GIÁO VIÊNTuân thủ quy định 5K; thực hiện khai báo y tế bằng ứng dụng điện tử hoặc bằng giấy theo quy định.Học tập, nắm chắc quy trình, nội dung có liên quan các Phụ lục này.Chấp hành các quy định phòng chống dịch tại trường học và nơi cư trú.
Đối với Phụ huynh học sinhTuân thủ quy định 5K và nội dung Phụ lục có liên quanKhai báo y tế bằng ứng dụng điện tử hoặc bằng giấy theo quy định.Có trách nhiệm phối hợp với nhà trường phòng, chống dịch COVID-19, quản lý thời gian học tập của học sinh và thông báo ngay cho nhà trường trong các trường hợp học sinh trên 380C (kiểm tra lại lần 2 vẫn trên 380C) hoặc có biểu hiện sốt, ho, khó thở, mất vị giác, mất khứu giác hoặc có những triệu chứng đặc thù của COVID-19 hoặc đang thực hiện cách ly y tế.Chấp hành các quy định phòng chống dịch tại nơi cư trú.
Đối với học sinhTuân thủ quy định 5K và nội dung Phụ lục có liên quanKhai báo y tế bằng ứng dụng điện tử hoặc bằng giấy theo quy định.Chăm chỉ học tập, đi và về nhà nghiêm túc, không tụ tập.Chấp hành các quy định phòng chống dịch tại trường học và nơi cư trú.
Đối với khách đến trườngTuân thủ quy định 5KKhông đến trường nếu: nhiệt độ trên 380C hoặc có biểu hiện sốt, ho, khó thở, mất vị giác, mất khứu giác hoặc có những triệu chứng đặc thù của COVID-19 hoặc đang thực hiện cách ly y tế.Không khạc, nhổ, vứt rác, khẩu trang bừa bãi.Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo yêu cầu của nhà trườngĐeo khẩu trang trong suốt quá trình đến thăm và làm việc tại trườngThực hiện giãn cách theo quy định.Khai báo y tế bằng ứng dụng điện tử hoặc bằng giấy theo quy định.Chấp hành các quy định phòng chống dịch tại nơi cư trú.
Đối với bảo vệ nhà trườngTổ chức cho khách đến liên hệ sử dụng mã QR code điểm kiểm dịch để thực hiện quản lý người ra vào và khai báo y tế.Tổ chức đo thân nhiệt, yêu cầu người lao động, khách đến làm việc khai báo y tế, sát khuẩn tay, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách theo quy định; kiểm soát mật độ người vào đơn vị.Quản lý người ra/vào trường theo 1 chiều quy định. Theo Quyết định số 4689/QĐ-BYT ngày 06/10/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19
Theo Công văn số 11011/BYT-KCB ngày 28/12/2021 của Bộ Y tế về việc xét nghiệm để phát hiện người mắc COVID-19 và cho người bệnh ra viện
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây