Hưởng ứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh học 2023
Thúc đẩy sự thay đổi để bảo tồn đa dạng sinh học

Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Ngày Đại dương thế giới năm 2023

Tuyên truyền văn hóa giao thông trong thanh thiếu niên

 

Những dấu ấn giáo dục 2016

Xuất bản: Thứ bảy - 28/01/2017 19:24 - Xem: 2981

Giáo dục

Giáo dục
Theo đánh giá của một số chuyên gia, 2016 là năm có khá nhiều dấu ấn trong ngành Giáo dục; trong đó nổi bật là những phương hướng, cách làm mới, mới gắn với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT mới.


GS.VS Phạm Minh Hạc - Nguyên Bộ trưởng GD: Ngành Giáo dục có thành quả ấn tượng

Năm 2016, tân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã có những kế hoạch mới, như đưa ra 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 giải pháp cơ bản được đặt ra cho năm học 2016 - 2017 và những năm tiếp theo; trong đó nhấn mạnh vào quy hoạch mạng lưới các trường…

Bộ trưởng cũng đặc biệt quan tâm, tập trung vào đổi mới ngành Sư phạm, cho rằng ngành Sư phạm có thay đổi trong đào tạo, đồng thời với việc quan tâm đội ngũ nhà giáo về đời sống, chương trình giảng dạy… thì mới có thể đổi mới căn bản, toàn diện được giáo dục nước nhà.

Tôi cho rằng, điều cần quan tâm số một hiện nay là hệ thống các trường sư phạm. Tiếp đó là quan tâm đến đời sống giáo viên; cơ sở vật chất nhà trường; hàng năm vẫn có thể giảm tải chương trình, SGK, đi liền theo đó là đổi mới kiểm tra thi cử; cuối cùng là tăng cường giáo dục đạo đức trong nhà trường và trước hết là các thầy cô giáo.           GS.VS Phạm Minh Hạc

Trong Hội nghị tổng kết năm học 2015 - 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2016 - 2017 của toàn Ngành tổ chức vào tháng 8, Bộ GD&ĐT đã có một báo cáo khá đầy đủ, chi tiết.

Cũng trong Hội nghị này, toàn xã hội rất quan tâm đến bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, coi đó là chỉ thị cụ thể của Thủ tướng với Ngành để thực hiện Nghị quyết 29.

Sau đó 1 tháng, khi dự lễ khai giảng tại Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, Thủ tướng tiếp tục có bài phát biểu về giáo dục rất được xã hội quan tâm.

Về công việc nổi bật của ngành Giáo dục trong năm 2016, có thể nói tới những đổi mới trong kiểm tra đánh giá, thi cử, trong đó có đổi mới Kỳ thi THPT quốc gia; điều chỉnh quy định đánh giá ở tiểu học với Thông tư 22; Bộ GD&ĐT đang xây dựng một chương trình chung cho các bộ môn và cấp học, để đi đến xây dựng các chương trình cụ thể từng bộ môn và tiến tới viết sách giáo khoa…

Trên báo chí năm 2016 cũng nói nhiều đến một số chương trình thực nghiệm, như Chương trình Trường học mới (VNEN). Dù có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng qua theo dõi, tôi thấy những nơi dù có điều kiện kinh tế - xã hội bình thường nhưng vẫn thực hiện tốt.

Một điều đáng ghi nhận nữa là học sinh Việt Nam tham gia Chương trình đánh giá học sinh PISA được đánh giá cao. Mới đây nhất, kết quả PISA 2015, Việt Nam xếp thứ 8 về lĩnh vực khoa học trên tổng số 72 quốc gia tham gia đánh giá.

Tôi rất mừng vì khi tham gia PISA, học sinh làm bài trắc nghiệm theo đề chung của cả khối OECD; chọn mẫu theo phương pháp của OECD… với phương pháp khoa học rất đáng tin cậy.

Tôi cho rằng, mình có thể tin vào đánh giá đó, nhưng không tự mãn. Chúng ta có khoảng 22 triệu học sinh, sinh viên và tự hào vì số học sinh giỏi của chúng ta không phải ít, số trường giỏi cũng không phải ít. Học sinh, sinh viên Việt Nam học ở các nước cũng đạt được những kết quả đáng mừng.

Đặc biệt, giáo dục mũi nhọn, học sinh Việt Nam tham gia các kỳ thi học sinh giỏi quốc tế luôn đạt thành tích cao. Năm 2016, cả 8 đoàn học sinh tham dự các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế đều mang về Huy chương Vàng.

Chúng ta vừa kỷ niệm 70 năm nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; kỷ niệm 70 năm ngành Sư phạm Việt Nam.

Từ chỉ có khoảng 5% dân số biết chữ trước năm 1945, dù trải qua nhiều cuộc chiến tranh, khó khăn liên tục, nhưng hiện nay cả nước đã có đến hơn 22 triệu học sinh, sinh viên đi học; chúng ta đã phổ cập gần xong độ tuổi trẻ mẫu giáo 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học; phổ cập THCS…

Đó có thể nói là sự cố gắng vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Có những nước ở Trung Cận Đông, châu Phi, châu Mỹ Latinh kinh tế phát triển hơn mình nhưng giáo dục có nhiều điều không so được với Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh những điều tự hào trên đây cũng phải thấy những khó khăn. Về phương diện quản lý Nhà nước, có hai điều kiện rất quan trọng mà Bộ GD&ĐT, ngành Giáo dục không chủ động được là tài chính và nhân lực.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất trường lớp học, trang thiết bị, đồ dùng học tập của chúng ta còn thiếu thốn. Cơ sở vật chất là quyết định của Chính phủ, do Thủ tướng đứng ra trực tiếp chỉ thị mới có thể thực hiện được.

Rồi chuyện đời sống giáo viên, các thầy cô giáo lương còn thấp, đời sống khó khăn nên khó đem hết sức lực và trí tuệ để truyền thụ cho thế hệ trẻ. Cái đó hết sức quyết định đến chất lượng giáo dục.

GS.VS Đào Trọng Thi - Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội: Những điều chỉnh tích cực từ Bộ trưởng mới

Nói về kết quả của ngành Giáo dục trong năm 2016, điều đầu tiên phải nói đến những điểm mới gắn với Bộ trưởng mới. Khi đảm nhiệm vai trò người đứng đầu ngành Giáo dục, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã điều chỉnh lại một số phương hướng hoạt động mà tôi cho rằng mang tính tích cực.

Rõ nhất là một loạt văn bản Bộ GD&ĐT ban hành trong thời gian vừa qua. Sau khi có Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, cũng với tinh thần thực hiện Nghị quyết về đổi mới, nhưng có văn bản chưa được hoàn thiện, hoặc chưa hoàn toàn khả thi, phù hợp với thực tế, thì năm vừa qua, Bộ GD&ĐT đã có một bước điều chỉnh mạnh mẽ, nghiêm túc, với tinh thần thẳng thắn nhìn vào sự thật. Có thể điểm ra một vài ví dụ cụ thể được xã hội hoan nghênh, đồng thuận như sau:

Thứ nhất là việc không chấm điểm học sinh tiểu học. Trước đó, với Thông tư 30, dư luận và cả các thầy, cô giáo cũng băn khoăn. Bộ đã cho ra đời Thông tư 22 - điều chỉnh, chứ không phải là từ bỏ, cho phù hợp với thực tiễn. Những điều chỉnh ấy không thay đổi nhiều về đường hướng nhưng làm cho văn bản có tính khả thi cao hơn, phù hợp với thực tiễn nhiều hơn.

Hay như Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thẳng thắn thừa nhận không đạt được những mục tiêu đề ra. Trước đó, khi Đề án này bắt đầu, mọi người trong đó có tôi đã có ý kiến là mục tiêu của Đề án quá cao.

Trong khi đó, điều kiện thực hiện, môi trường học ngoại ngữ, đội ngũ dạy ngoại ngữ của mình chưa tốt… Phải có sự chấp nhận thực tế đó để có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Hay như Mô hình Trường học mới VNEN - Đây là một chủ trương đúng và là một mô hình tốt, nhưng chúng ta tiếp nhận vào một cách ồ ạt với một quy mô vượt quá khả năng kiểm soát. Với việc này, Bộ GD&ĐT đã điều chỉnh và ít nhất dư luận cũng đã yên ắng, chấp nhận được.

Việc thứ hai tôi đánh giá cao và ủng hộ là điều chỉnh lại phương án tổ chức thi THPT quốc gia. Về nguyên tắc, không thể kết hợp hoàn toàn hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH.

Giờ dừng lại ở chỗ chúng ta sử dụng một phần các kết quả của Kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển ĐH và như vậy là đúng với tinh thần của Nghị quyết Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.

Bên cạnh đó, có bước tiến xa hơn là áp dụng thi trắc nghiệm. Điều mà từ trước đến nay chúng ta băn khoăn nhất chính là tính tiêu cực của kỳ thi, đặc biệt là Kỳ thi THPT.

Tiêu cực ấy chủ yếu thể hiện trong quá trình coi thi, chấm thi. Chuyển sang thi trắc nghiệm khách quan thì loại bỏ về cơ bản các tiêu cực liên quan đến coi thi và chấm thi.

Nếu tiến tới thi ở trên máy nữa thì sẽ chấm dứt hoàn toàn tiêu cực trong coi thi, chấm thi. Riêng đề thi, vì mới làm nên khâu chuẩn bị đề thi phải rất quan tâm.

Trong tương lai, khi đã có ngân hàng đề thi chuẩn hóa và đủ lớn, chúng ta sẽ không băn khoăn nữa. Đề thi chuẩn hóa có nghĩa, 2 đề thi có thể khác nhau nhưng cùng một chuẩn; thí sinh thi hai đề thi khác nhau nhưng vẫn có mặt bằng đánh giá chung, điểm thi bằng nhau tức là năng lực bằng nhau.

Không những thế, còn cho biết năng lực đó tương ứng với yêu cầu nào? Thứ hai, không cần thi đồng thời một lúc. Ở ĐHQG Hà Nội còn cho bảo lưu 2 năm.

Như vậy, Kỳ thi THPT có bước tiến tốt. Chỉ còn Quy chế thi thì Bộ GD&ĐT còn tiếp tục làm và thử nghiệm trong thực tiễn, nhưng đấy chỉ là khâu kỹ thuật.

Trên đây là những điểm mới mà tôi đánh giá rất cao.

Còn một điều nữa phải đề cập đến là, không ai còn nghi ngờ gì về tính ổn định trong kết quả của học sinh Việt Nam khi tham gia các kỳ thi khu vực và quốc tế.

Thi môn nào chúng ta cũng cao hơn so với các nước có cùng trình độ phát triển kinh tế, thậm chí có thể ngang bằng với các nước phát triển.

Nhưng có người cho rằng, đó chỉ là một vài học sinh ưu tú do chúng ta huấn luyện một cách rất đặc thù và thể hiện sự lo ngại với chất lượng đại trà.

Hai lần tham gia PISA, học sinh Việt Nam đều đạt kết quả tốt và khá ổn định, sánh cùng các nước kinh tế phát triển. Bản thân đơn vị tổ chức là OECD đã là tổ chức của các nước phát triển rồi.

Đây là một kỳ thi quốc tế, đánh giá theo cách của quốc tế nên không lo không khách quan. Như vậy ngay cả chất lượng đại trà cũng không đến nỗi chúng ta phải lo lắng. 

Điều chỉnh của Bộ GD&ĐT như vừa rồi là chấp nhận được. Vì thực chất, Kỳ thi THPT quốc gia là kỳ thi tốt nghiệp THPT, nên giao cho các địa phương tổ chức thực hiện là đúng. Còn các trường ĐH có thể sử dụng kết quả đó một phần, nhiều hay ít tùy từng trường, phù hợp với yêu cầu của mình. GS - VS Đào Trọng Thi

Hiếu Nguyễn

Xem tin gốc

Nguồn tin: Báo Giáo dục & Thời đại

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu

Công đoàn nhà trường

Công đoàn trường:   STT Họ tên Chức vụ 1   CTCĐ 2 Trần Thị Ngọc Hà PCT CĐ 3 Nguyễn Văn Thái UVTV-CNUBKT 4 Nguyễn Quang Hưng UVBCH 5 Trần Hoài...

Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ thế nào về hình thức và nội dung của trang web trường hiện tại?

Hỗ trợ
hotline02703

KỸ THUẬT
Lê Tấn Tài
0986.305335
admin@thpthoabinhvl.edu.vn
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây