I. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA LẦN 2
1. Cấu trúc theo mức độ nhận biết – thông hiểu – vận dụng và vận dụng cao.
|
Nhận biết – thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
TỔNG |
ĐIỂM |
Este – lipit |
1 câu |
1 câu |
1 câu |
3 câu |
0,75 điểm |
Cacbohidrat |
1 câu |
1 câu |
|
2 câu |
0,5 điểm |
Amin – Aminoaxit - Protein |
2 câu |
2 câu |
1 câu |
5 câu |
1,25 điểm |
Polime và vật liệu |
1 câu |
|
|
1 câu |
0,25 điểm |
Đại cương kim loại |
6 câu |
1 câu |
|
7 câu |
1,75 điểm |
Kiềm – Kiềm thổ - Nhôm |
2 câu |
2 câu |
|
4 câu |
1 điểm |
Crom – Sắt – Đồng |
3 câu |
4 câu |
1 câu |
8 câu |
2 điểm |
Hóa học với môi trường |
1 câu |
|
|
1 câu |
0,25 điểm |
Bài tập liên hệ thực tế, thí nghiệm |
1 câu |
|
|
1 câu |
0,25 điểm |
Bài tập tổng hợp |
1 câu |
6câu |
1 câu |
8 câu |
2 điểm |
TỔNG |
19 câu |
17 câu |
4 câu |
|
|
ĐIỂM (THANG ĐIỂM 10) |
4,75 điểm |
4,25 điểm |
1điểm |
|
|
2. Cấu trúc theo phân bố bài tập hữu cơ – vơ cơ và bài toán – lý thuyết
|
TOÁN |
LÝ THUYẾT |
TỔNG |
ĐIỂM |
HỮU CƠ |
6 câu |
12 câu |
18 câu |
4,5điểm |
VỔ CƠ |
8 câu |
14 câu |
22 câu |
5,5 điểm |
TỔNG |
14 câu |
26 câu |
|
|
ĐIỂM |
3,5 điểm |
6,5 điểm |
|
10 điểm |
II. NHẬN XÉT
- Đề thi nhiều lý thuyết hơn hẳn so với bài toán 26-14 (gần gấp đôi), tập trung vào vô cơ nhiều hơn 18-22.
- Về độ khó, đề thi lần 2 này không khó (so với lần 1 có phần dễ hơn), nhiều bạn học khá cũng có thể hoàn thành đề.
- Kiến thức tập trung hoàn toàn ở 12, chỉ có đưa đẩy thêm một số ý rất nhỏ của chương trình 11, câu hỏi không mới, và thực tế là khi giới hạn lại chương trình chỉ có 12, rất khó để sáng tạo nhiều câu hỏi mới.
+ Bài tập tính toán không quá khó, nó nằm ở một mức giới hạn xử để thí sinh xử lý trong vòng thời gian 50 phút được dàn trải đều ở tất cả các chương :
· Mảng bài tập khó về vô cơ rơi vào dạng bài toán điện phân dung dịch và bài tập nhiệt phân (câu 25, câu 37 và câu 39). 2 câu nhiệt phân khá hay có thể được khai thác thêm nhiều dạng câu hỏi từ đây.
· Mảng bài tập khó về hữu cơ rơi vào dạng bài toán về biện luận este , amin, aminoaxit hoặc peptit (câu 36, câu 38 và câu 40)
+ Bài tập lý thuyết hỏi rất chi tiết và tường tận trong SGK hóa 12, học sinh nắm không vững lý thuyết sẽ làm sai ngay lập tức, đặt biệt các câu phát biểu đúng/sai, các câu hỏi đếm, các câu thí nghiệm,...
=> Đề minh họa cũng phân hóa rõ ràng giữa các mức độ nhận biết – thông hiểu, vận dụng song chưa có tính phân hóa ở mức độ vận dụng cao có thể nói là đề dễ và nhẹ nhàng hơn nhiều so với các đề thi trước đây.