1833 Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh năm học 2020-2021

Xuất bản: Thứ sáu - 01/01/2021 10:00 - Xem: 803

GDCT-HS

GDCT-HS
Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Vĩnh Long hướng dẫn các phòng GDĐT, các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh năm học 2020-2021 như sau:
Tải CV tại đây (1833/SGDĐT-CTTT, ngày 18/9/2020)

Nội dung chính:
I. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng
1. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của ngành Giáo dục cho CBGVNV và học sinh; nêu cao trách nhiệm cá nhân trong việc xây dựng và thực hiện nền nếp, kỉ cương trường học. Định kỳ, trong năm học tổ chức ít nhất 05 cuộc tuyên truyền kiến thức pháp luật đến toàn thể CBGVNV và học sinh.
Tập trung tuyên truyền Luật Giáo dục 2019; Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ GDĐT; Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT Ban hành Điều lệ Trường tiểu học; các văn bản của Sở GDĐT như: Công văn số 533/SGDĐT-CTTT, ngày 05/4/2019 về việc chấn chỉnh, nâng cao tinh thần, thái độ, trách nhiệm của CBGVNV trong công tác, thực thi nhiệm vụ và tham gia các hoạt động hội họp; Công văn số 534/SGDĐT-CTTT, ngày 05/4/2019 về việc tăng cường công tác phòng, chống vi phạm đạo đức nhà giáo, bạo lực học đường; Công văn số 828/SGDĐT-CTTT, ngày 24/5/2019 về việc triển khai thực hiện kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo,...
2. Tiếp tục thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập môn Giáo dục công dân, các nội dung về giáo dục lịch sử dân tộc, lịch sử cách mạng và văn hóa trong trường học; tổ chức thực hiện Kế hoạch số 868/KH-SGDĐT, ngày 15/5/2017 của Sở GDĐT về triển khai học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong ngành Giáo dục tỉnh Vĩnh Long; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong CBGVNV và học sinh thông qua việc đăng ký những việc làm cụ thể phù hợp với từng đối tượng; giới thiệu rộng rãi trang thông tin về Chủ tịch Hồ Chí Minh (http://www.hochiminh.vn/) tới CBGVNV và học sinh để nghiên cứu, học tập và làm theo Bác; tuyên truyền, hướng dẫn CBGVNV và học sinh tích cực tham gia Cuộc thi trực tuyến “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh” năm 2020 (trang web Cuộc thi: http://hocvalamtheobac.vn/); tổ chức giảng dạy tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” (Công văn số 38/SGDĐT-CTTT, ngày 09/01/2017 của Sở GDĐT về việc sử dụng tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh trong nhà trường”).
3. Tăng cường công tác theo dõi, nắm bắt tình hình chính trị, tư tưởng trong CBGVNV và học sinh. Chủ động phát hiện và phối hợp với ngành Công an, chính quyền địa phương để xử lý các vấn đề phức tạp về chính trị, tư tưởng liên quan đến học sinh. Không để học sinh bị dụ dỗ, lôi kéo tham gia các hội, nhóm, tổ chức tôn giáo hoạt động trái pháp luật và các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, tụ tập gây rối an ninh, trật tự an toàn xã hội. Định kỳ tổ chức ít nhất 02 lần/năm học hoạt động đối thoại giữa lãnh đạo nhà trường, CBGVNV với học sinh để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và xử lý kịp thời những vấn đề khó khăn, bức xúc trong học sinh.
Thực hiện nghiêm túc các nội dung quy định tại Kế hoạch số 2122/KH-SGDĐT, ngày 20/12/2018 của Sở GDĐT về việc thực hiện Đề án “Tăng cường quản lý, giáo dục chính trị, tư tưởng đối với HSSV trên môi trường mạng đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long nhằm quản lý, giáo dục chính trị tư tưởng đối với CBGVNV và học sinh; nâng cao năng lực, kĩ năng khai thác, sử dụng thông tin trên môi trường mạng đảm bảo đúng quy định, lành mạnh, hữu ích, giảm thiểu tác động tiêu cực của những thông tin xấu độc, sai trái trên môi trường mạng đối với CBGVNV và học sinh.
4. Tổ chức thực hiện tốt các nội dung công khai được quy định tại Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc ban hành quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập theo quy định tại Thông tư số 11/2020/TT-BGDĐT ngày 19/5/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập để xây dựng mối đoàn kết trong nội bộ trong trường học.
5. Đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên dương, vinh danh các tấm gương nhà giáo, học sinh tiêu biểu trong học tập, rèn luyện, các hành động cao đẹp, gương người tốt, việc tốt trong ngành Giáo dục. Kịp thời tiếp nhận, khai thác thông tin công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và công tác học sinh trên trang thông tin điện tử của Sở GDĐT Vĩnh Long (http ://vinhlong.edu.vn).
II. Công tác giáo dục truyền thống, đạo đức, lối sống
1. Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng, lịch sử, văn hóa cho học sinh; tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 1537/CT-BGDĐT ngày 05/5/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc tăng cường và nâng cao hiệu quả một số hoạt động giáo dục cho học sinh sinh viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo; tiếp tục triển khai các nội dung xây dựng Trường học thân thiện - Học sinh tích cực thiết thực, chất lượng, hiệu quả trong các nhà trường; đẩy mạnh việc chăm sóc, tu bổ nghĩa trang, khu di tích, chăm sóc người có công theo Chương trình số 652/CTr-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 25/7/2012 của Bộ GDĐT và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh sinh viên; đẩy mạnh triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản hướng dẫn thực hiện tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Xây dựng và phát huy lối sống “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”; hình thành ý thức tự trọng, tự chủ, sống và làm việc theo pháp luật; yêu đất nước, yêu gia đình, có đạo đức trong sáng, lối sống văn hóa, nhân ái, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo; có sức khỏe, tri thức và kỹ năng lao động, trở thành những công dân có ích, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
3. Mỗi trường học xây dựng kế hoạch tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh và tổ chức thực hiện thông qua các hoạt động giáo dục và trải nghiệm, cụ thể:
3.1. Đối với giáo dục mầm non: Chăm sóc, giáo dục trẻ theo chủ đề, kết hợp với hoạt động vui chơi, trải nghiệm để hình thành và phát triển ý thức, hành vi, thói quen tốt cho trẻ em.
3.2. Đối với giáo dục phổ thông: Thực hiện nội dung dạy học các môn học trong chương trình sách giáo khoa hiện hành, tích hợp lựa chọn các nội dung giáo dục thiết thực, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, tình cảm và sự phát triển của học sinh; giáo dục hành vi và chuẩn mực đạo đức; giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, kĩ năng sống và giá trị sống đúng đắn trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Đổi mới phương pháp giáo dục và tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh.
4. Thực hiện nghiêm túc hát Quốc ca trong Lễ chào cờ hàng tuần. Tổ chức cho học sinh hát Quốc ca với tinh thần, cảm xúc tự hào, tự tôn dân tộc; hát Quốc ca trên nền nhạc không lời, sử dụng đúng nhạc Quốc ca. Phân công học sinh trực tiếp tham gia trực nhật lớp hàng ngày, lao động làm đẹp cảnh quan khuôn viên trường, thường xuyên trong năm học.
5. Chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ quan có thẩm quyền bố trí nguồn lực để cải tạo, tăng cường cơ sở vật chất thực hiện các nhiệm vụ của các chương trình, đề án, kế hoạch về giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; phối hợp để tăng cường sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao ở địa phương, cộng đồng dân cư nhằm phục vụ các hoạt động vui khỏe, lành mạnh, bổ ích cho học sinh.
III. Công tác xây dựng môi trường văn hóa
1. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quyết định số 15/QĐ-UBND, ngày 04/01/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2019-2025” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Tuyên truyền sâu rộng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ cán bộ CBGVNV, học sinh, gia đình và xã hội về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, văn hóa ứng xử trong trường học.
Tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ trong trường học, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc theo quy định tại Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT ngày 18/10/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT Quy định tổ chức hoạt động văn hóa của học sinh trong các cơ sở giáo dục, Công văn số 64/SGDĐT-CTTT ngày 11/01/2018 của Sở GDĐT về việc tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa và thực hiện có hiệu quả các giải pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống bạo lực học đường; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa trong trường học ^ theo nội dung Công văn số 334/SGDĐT-CTTT ngày 02/03/2017 của Sở GDĐT về việc đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa trong trường học.
2. Tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, yêu thương con người và truyền thống văn hóa ứng xử, đoàn kết của dân tộc ta; nhân rộng các mô hình, các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong thực hiện công tác xây dựng văn hóa ứng xử. Giáo dục học sinh thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng; nhà trường tiếp tục trang bị ở tất cả các phòng học bảng 5 Điều Bác Hồ dạy ở vị trí trang trọng để nhắc nhở học sinh hiểu, ghi nhớ và làm theo; xây dựng góc văn hóa trong trường học, tăng cường giáo dục lịch sử địa phương,...
3. Mỗi nhà trường xây dựng và tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quy tắc ứng xử văn hóa cho học sinh và cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử nhằm tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh để phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa, chú trọng hình thành tinh thần yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong học sinh. Phát huy tính gương mẫu của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường trong xây dựng văn hóa ứng xử; chú trọng xây dựng nhân cách người thầy. Đẩy mạnh giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh; tạo nền tảng về nhận thức và hành động để xây dựng môi trường văn hóa và ứng xử văn hóa trong trường học.
4. Mỗi nhà trường xây dựng hệ giá trị văn hóa, đạo đức cốt lõi, là chuẩn mực để nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh lấy đó làm mục tiêu phấn đấu, chú trọng xây dựng môi trường tự nhiên xanh, sạch, đẹp, an toàn; môi trường xã hội nhân văn gắn với các mối quan hệ thân thiện.
IV. Công tác tư vấn tâm lý, giáo dục kỹ năng sống, hướng nghiệp, khởi nghiệp
1. Triển khai hiệu quả công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong các trường phổ thông theo Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT, ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông. Thực hiện theo quy định về định mức giảm tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm làm công tác tư vấn tâm lý theo quy định tại Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
2. Tổ chức triển khai thực hiện Thông tư số 33/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về hướng dẫn công tác xã hội trong trường học để nâng cao kiến thức và kỹ năng, giúp học sinh tự giải quyết các khó khăn, căng thẳng, khủng hoảng tạm thời về tâm lý, phát huy tiềm năng, năng lực học tập của bản thân, góp phần bảo vệ học sinh trước nguy cơ bị xâm hại, bị bạo lực, phòng tránh các tệ nạn xã hội, hạn chế tình trạng bỏ học, vi phạm pháp luật của học sinh.
3. Các trường học thành lập và khuyến khích học sinh tham gia các câu lạc bộ tài năng, nghiên cứu khoa học, câu lạc bộ tiếng Anh,...Tổ chức các diễn đàn, tọa đàm nhằm phát triển năng lực, phẩm chất, kĩ năng sống và tạo môi trường tốt cho học sinh nâng cao khả năng nghiên cứu, sáng tạo, khả năng sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh.
4. Tăng cường công tác tổ chức và quản lý các hoạt động giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh theo nội dung hướng dẫn công tác giáo dục kĩ năng sống của Bộ GDĐT; Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ trưởng Bọ GDĐT Ban hành quy định về quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động ngoài giờ chính khóa, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Các trường học lựa chọn các nội dung giáo dục kĩ năng sống phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi, tập trung vào một số kĩ năng cần thiết như: kĩ năng ứng phó với tình huống nguy hiểm, phòng tránh đuối nước và tai nạn thương tích, phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên; kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng học tập hiệu quả, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng làm việc nhóm,...Tích hợp và quản lý chặt chẽ về nội dung, hình thức các trò chơi, hoạt động ngoại khóa, hoạt động Đoàn, Hội, Đội của học sinh.
5. Đổi mới nội dung, hình thức buổi sinh hoạt dưới Cờ hàng tuần theo hướng lồng ghép tổ chức các chuyên đề, tọa đàm, tiểu phẩm,...tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kĩ năng đảm bảo an toàn giao thông, phòng chống xâm hại trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng sử dụng, khai thác thông tin trên internet - mạng xã hội hiệu quả; thông tin chủ quyền biển đảo Việt Nam; giáo dục bình đẳng giới và phòng chống bạo lực học đường,...
6. Tiếp tục triển khai và thực hiện tốt Quyết định số 286/QĐ-UBND, ngày 18/02/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long; tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo, trang bị các kiến thức, kĩ năng về khởi nghiệp nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, đồng thời tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ học sinh hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp; khuyến khích, hỗ trợ học sinh tích cực tham gia các hội thi như: Hội thi tin học trẻ, Hội thi sáng tạo Trần Đại Nghĩa, Hội thi Khoa học Kĩ thuật,...
V. Công tác đảm bảo an ninh, trật tự trường học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường
1. Tiếp tục xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị định số 80/NĐ-CP, ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường; Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT, ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT tạo ban hành Chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021; Chỉ thị số 933/CT-BGDĐT, ngày 12/4/2019 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc tăng cường các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường.
2. Các phòng GDĐT, các cơ sở giáo dục tổ chức rà soát, đánh giá và đề ra các giải pháp hiệu quả trong công tác phối hợp giữa nhà trường và cơ quan Công an trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự trường học theo Quy chế phối hợp số 07/QCPH-CA-GDĐT, ngày 22/3/2016 của Công an tỉnh và Sở GDĐT về việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội và đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác trong ngành Giáo dục tỉnh Vĩnh Long và các văn bản khác có liên quan, qua đó tăng cường các biện pháp, thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác quản lý học sinh ở trong nhà trường và ngoài xã hội nhằm đảm bảo an ninh, trật tự trường học.
Các trường học xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông; phối hợp với công an địa phương tổ chức ít nhất mỗi học kỳ 02 buổi nói chuyện chuyên đề về các nội dung như: an toàn giao thông, phòng chống ma túy, bạo lực học đường và các hành vi vi phạm pháp luật trong lứa tuổi thanh thiếu niên; tổ chức cho CBGVNV và học sinh cam kết chấp hành tốt các quy định của pháp luật về an toàn giao thông, phòng chống ma túy, bạo lực học đường và các quy định của pháp luật. Thông qua các cuộc họp với phụ huynh học sinh, nhà trường phổ biến và triển khai tới toàn thể phụ huynh học sinh những nội quy, quy định của nhà trường có liên quan đến học sinh.
3. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 71/2008/CT-BGDĐT ngày 23/12/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh. Các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với từng cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan trên địa bàn để chỉ đạo, triển khai các nhiệm vụ theo nội dung của Chỉ thị số 71/2008/CT-BGDĐT.
4. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua tích hợp trong nội dung các môn học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường theo Kế hoạch số 39/KH-UBND, ngày 24/11/2017 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành, tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, xây dựng lối sống và làm việc theo pháp luật của học sinh trong nhà trường.
5. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT- BGDĐT-BVHTTDL-BLĐTBXH-BCA ngày 05/5/2016 của Bộ GDĐT, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an về việc hướng dẫn thực hiện giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
VI. Công tác Đoàn Thanh niên và Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong trường học
1. Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong công tác Đoàn, Đội theo quy định. Trên cơ sở kế hoạch phối hợp giữa Sở GDĐT và Tỉnh đoàn Vĩnh Long, các phòng GDĐT và các trường THPT, THCS&THPT cụ thể hóa kế hoạch để triển khai phối hợp tại địa phương nhằm đảm bảo các nhiệm vụ được giao.
Phòng GDĐT phối hợp với Hội đồng Đội các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai tại các trường tiểu học và THCS; các trường THPT, THCS&THPT phối hợp cùng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cấp huyện xây dựng kế hoạch cụ thể, thống nhất từng hoạt động phối hợp nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục và hoạt động theo quy định của pháp luật theo quy định tại Điều 59, Luật Giáo dục 2019.
2. Phối hợp kiểm tra, chỉ đạo kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Đoàn, Đội tại các cơ sở giáo dục. Rà soát, quản lý chặt chẽ về nội dung, hình thức các trò chơi, hoạt động ngoại khóa của học sinh. Không tổ chức cho học sinh tham gia các trò chơi (trên môi trường mạng hoặc tương tác trực tiếp) có nội dung, hình thức bạo lực, phản cảm, không phù hợp với văn hóa dân tộc, chuẩn mực đạo đức xã hội.
3. Các trường THPT, THCS&THPT thực hiện đúng quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên (Thực hiện theo Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg ngày 06/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ); các phòng GDĐT định kỳ 02 năm tổ chức Hội thi giáo viên làm tổng phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh giỏi theo quy định tại Thông tư 52/2012/TT-BGDĐT, ngày 19/12/2012 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc ban hành Điều lệ hội thi giáo viên làm tổng phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh giỏi và các văn bản chỉ đạo của Sở GDĐT và đảm bảo chế độ, chính sách đối với giáo viên Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh trong trường học theo quy định tại Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT hướng dẫn khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, Thông tư số 27/2017/TT-BGDĐT ngày 08/11/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn và cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội TNTP HCM trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
4. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách của Nhà nước liên quan đến học sinh. Tuyên truyền, phổ biến và thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, ngày 18/7/201 6 của Chính phủ.

Các phòng GDĐT tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện từ các cơ sở giáo dục trực thuộc quản lý để xây dựng báo cáo và gửi Sở GDĐT. Các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở GDĐT và các trung tâm GDNN-GDTX xây dựng báo cáo và gửi trực tiếp Sở GDĐT, cụ thể như sau:
- Báo cáo định kỳ: Báo cáo sơ kết công tác học kỳ I trước ngày 20/01/2021; Báo cáo tổng kết công tác năm học 2020-2021 trước ngày 10/6/2021.
- Báo cáo đột xuất khi được yêu cầu và có vụ việc xảy ra (kể cả khi đã giải quyết).
- Báo cáo gửi về: Phòng Chính trị, tư tưởng - Sở GDĐT Vĩnh Long bằng văn bản và email: phongcttt@vinhlong.edu.vn.
 

Tác giả bài viết: Tài

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ thế nào về hình thức và nội dung của trang web trường hiện tại?

Thống kê
  • Truy cập42
  • Hôm nay130
  • Tháng rồi334,224
  • Tháng này18,653
  • Tổng lượt28,391,051
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây