Đa dạng sinh học là nền tảng của mọi sự sống trên Trái đất

 

Thay đổi ý niệm về giáo dục đạo đức để hạn chế bạo lực học đường

Xuất bản: Thứ năm - 29/12/2016 16:59 - Xem: 2888

Giáo dục

Giáo dục
Bạo lực học đường vẫn không ngừng giảm. Các clip học sinh đánh hội đồng bạn vẫn thường xuyên xuất hiện trên các diễn đàn và Facebook.


Điều đó cho thấy tình trạng sa sút về đạo đức xã hội nói chung và của một bộ phận học sinh (HS) nói riêng. PGS. TS Ngô Minh Oanh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục, Trường Đại học Sư phạm TPHCM có những chia sẻ với báo GD&TĐ xung quanh vấn đề này.

Nhận thức và hành động của học sinh còn khoảng trống lớn

Đây là kết quả mà PGS.TS Ngô Minh Oanh cùng nhóm nghiên cứu của mình chỉ ra khi tiến hành một cuộc khảo sát trên 200 GV THPT dạy các môn khoa học xã hội - nhân văn (KHXH - NV) (Văn học, Lịch sử, Giáo dục công dân) ở các trường công lập và ngoài công lập, 120 cán bộ quản lý giáo dục các cấp; 80 cán bộ Đoàn và khoảng 1.800 HS THPT trên địa bàn 12 quận huyện ở TPHCM.

Kết quả cho thấy, tỉ lệ HS nhận thức về truyền thống và đạo lý dân tộc khá cao. Các em có hiểu biết về truyền thống yêu nước và tinh thần xả thân vì nước (62,1%), truyền thống yêu lao động và cần cù lao động (62,5%), biết ơn công lao của các bậc tiền nhân dựng nước và giữ nước (56,5%), ghi nhớ công ơn, tổ tiên ông bà, hiếu thảo với cha mẹ, yêu quý anh em trong gia đình (75,0%), tinh thần tương thân, tương ái, coi trọng nhân nghĩa (57,4%)…

Trong các nội dung trên thì yếu tố nhận thức về đạo lý với tổ tiên, ông bà, gia đình, anh em chiếm tỉ lệ cao nhất. Như vậy, HS có những hiểu biết khá rõ về truyền thống dân tộc và những đạo lý dân tộc. Tuy nhiên, kết quả đánh giá của GV về những hạn chế của HS trong nhận thức và lối sống theo đạo lý dân tộc cho một cách nhìn khác.

Những hạn chế của HS được thể hiện qua các yếu tố: Không thích học các môn KHXH - NV, hiểu biết về văn hóa, xã hội còn hạn chế (71,1%); thiếu hiểu biết về lịch sử dân tộc, về truyền thống và đạo lý dân tộc (64,8%); thiếu nhất quán trong nhận thức và hành động ở trong gia đình, ở nhà trường và ngoài xã hội (65,7%); sống thực dụng, chạy theo những lợi ích vật chất (62,5%); kỹ năng sống hạn chế, khả năng hợp tác yếu (62,5%)…

Như vậy, giữa nhận thức và hành động của các em còn có khoảng cách, trong đó những hiểu biết về nền tảng văn hóa nói chung và lịch sử, truyền thống, đạo lý dân tộc nói riêng còn có nhiều hạn chế.

Trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng khác biệt giữa nhận thức và hành động nói trên của HS, có nguyên nhân quan trọng là do hiệu quả của việc giảng dạy các môn KHXH - NV ở các trường THPT còn nhiều hạn chế.

Những hạn chế trong giảng dạy và giáo dục của các môn KHXH - NV theo PGS.TS Ngô Minh Oanh nó thể hiện ở các mặt sau: Chương trình các môn KHXH - NV còn nặng về lý thuyết, nội dung giáo dục ít thiết thực, HS ít được trải nghiệm, hoạt động thực tế (69,8%); các môn học còn chi tiết, sự kiện thiếu sức cảm hóa, giáo dục (67,5%); chương trình các môn KHXH - NV chưa kết nối, tích hợp với nhau về nội dung và thời gian (57,3%); GV còn hạn chế trong vận dụng các phương pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục (50,0%); nhà trường, HS, phụ huynh chưa thấy được lợi ích của môn học, có môn bị coi là môn phụ, HS chưa tích cực học tập (68,5%)…

Thay đổi là yêu cầu bức thiết

Nghiên cứu xã hội học của PGS. TS Ngô Minh Oanh cùng nhóm cộng sự đã cung cấp một bức tranh tổng thể về thực trạng nhận thức, lối sống theo đạo lý dân tộc của HS THPT; hoạt động giáo dục truyền thống và đạo lý dân tộc cho HS của đội ngũ GV các môn KHXH - NV ở các trường THPT tại TPHCM.

Theo PGS.TS Ngô Minh Oanh, tình trạng tội phạm vị thành niên ngày càng tăng, độ tuổi phạm tội ngày càng trẻ hóa; trong một số gia đình, con cái hỗn láo với bố mẹ, ở trường thì HS coi thường thầy, cô giáo, thậm chí có em còn đánh cả thầy cô giáo… có nguyên nhân chính là do nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức trong nhà trường phổ thông còn nhiều hạn chế dẫn đến hiệu quả giáo dục không cao. Các môn học KHXH - NV là những môn có lợi thế trong giáo dục đạo đức nhưng chưa phát huy hết thế mạnh, vì vậy cần phải đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục.

Giáo dục trong nhà trường luôn có một vị trí quan trọng trong việc đào tạo những công dân tương lai cho xã hội. Trong truyền thống giáo dục của dân tộc, cha ông ta luôn đề cao nguyên tắc “tiên học lễ, hậu học văn”. Nhà trường phổ thông Việt Nam hiện nay cũng có nhiệm vụ đào tạo những con người “vừa hồng, vừa chuyên”… Tuy nhiên, những ý niệm về giáo dục đạo đức cho học sinh nơi giáo viên vẫn rất mờ nhạt.

“Thực chất của giáo dục đạo đức là giáo dục cho con người hiểu được những chuẩn mực của đạo lý, hướng tới và có trách nhiệm hành động theo những chuẩn mực đạo lý đó. Việc giáo dục đạo lý vì thế là một hoạt động có vị trí rất quan trọng trong giáo dục đạo đức. Nhà giáo dục không chỉ trang bị những hiểu biết về truyền thống mà còn giúp HS đi từ nhận thức đến tu dưỡng, rèn luyện và thực hiện những hành động trong cuộc sống. Con người sống có đạo lý thì chắc chắn là một con người có đạo đức và ngược lại” - PGS.TS Ngô Minh Oanh nhấn mạnh.

 

“Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội nên nội hàm của đạo đức có thể thay đổi theo thời gian và theo chế độ xã hội. Cũng như đạo đức, đạo lý cũng có thể thay đổi để phù hợp với yêu cầu phát triển của dân tộc và thời đại. Và để các giá trị và các bài học đạo đức cho HS hiệu quả, chúng ta cần phải thay đổi” - PGS.TS Minh Oanh nói.

Xem tin gốc
 

Tác giả bài viết: Anh Tú

Nguồn tin: Báo Giáo dục & Thời đại

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Giới thiệu

Công đoàn nhà trường

Công đoàn trường:   STT Họ tên Chức vụ 1   CTCĐ 2 Trần Thị Ngọc Hà PCT CĐ 3 Nguyễn Văn Thái UVTV-CNUBKT 4 Nguyễn Quang Hưng UVBCH 5 Trần Hoài...

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở trang web trường?

Hỗ trợ
hotline02703

KỸ THUẬT
Lê Tấn Tài
0986.305335
admin@thpthoabinhvl.edu.vn
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây